Đồng Nai: Thị trường vật liệu xây không nung - Vẫn còn khiêm tốn

Đồng Nai: Thị trường vật liệu xây không nung - Vẫn còn khiêm tốn

22/12/2022

Từ 10 năm trước, Chính phủ và Đồng Nai có nhiều nghị quyết, chỉ thị, văn bản khuyến khích phát triển vật liệu xây không nung (VLXKN) nhằm giảm khai thác đất, giảm ô nhiễm môi trường nhưng đến nay, cả về số lượng cơ sở sản xuất đến sản lượng, nhu cầu vẫn còn khiêm tốn.

hính sách khuyến khích chưa đến được với nhiều doanh nghiệp, thói quen sử dụng gạch truyền thống và chưa thực sự quyết liệt đối với cơ sở sản xuất vật liệu nung là những yếu tố cản trở vật liệu xây dựng “xanh” phát triển.

* Tiêu thụ chậm

Từ những năm 2010, Đồng Nai đã có chủ trương phát triển VLXKN từng bước thay thế gạch đất sét nung, nhằm giảm sử dụng đất, giảm khí thải CO2. Năm 2013, UBND tỉnh tiếp tục ban hành chỉ thị về việc khuyến khích, tăng cường sử dụng VLXKN và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trong các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Để chỉ thị này mang lại hiệu quả, tỉnh áp tỷ lệ gạch không nung bắt buộc đối với nhóm công trình, yêu cầu xóa bỏ các lò gạch thủ công. Đã có không ít cơ sở sản xuất gạch không nung được hình thành nhưng càng về sau càng giảm cả cơ sở lẫn quy mô sản lượng.

tận dụng bột đá từ các mỏ khoáng sản làm gạch không nung từ năm 2015. Hiện tại nhà máy duy trì sản xuất khoảng 3 triệu viên/năm, khả năng phát triển khách hàng và mở rộng quy mô sản xuất gần như không có.

Ông Nguyễn Thành Lợi, Giám đốc Công ty TNHH MTV Khang Thành Lợi chia sẻ, công ty đã bắt tay nghiên cứu, làm gạch để đón đầu thị trường. Sản phẩm làm bằng bột đá lấy từ các mỏ khoáng sản và xi măng nên rất chắc và được công nhận đạt tiêu chuẩn VLXKN, nhưng tiêu thụ lại khá chậm. “Chúng tôi duy trì sản xuất được vì có khách hàng truyền thống ở các tỉnh miền Đông Nam bộ. Nhiều cơ sở sản xuất ra đời cùng thời và sau vài năm đã ngưng hoạt động vì không bán được hàng” - ông Lợi nói.

Công ty TNHH MTV Thanh Tùng 2 (H.Vĩnh Cửu) tận dụng bùn thải, tro xỉ, thủy tinh để làm gạch block, gạch terrazzo không nung bằng phương pháp hóa rắn. Sản phẩm được kiểm định không thấm nước, không bị trương nở, chịu độ ép cao. Sản phẩm thích hợp làm đường, xây dựng dân dụng nhưng làm ra chỉ đem đi cho, tặng.

Ông Bùi Xuân Hùng, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Thanh Tùng 2 cho biết, năm 2016, ông làm gạch không nung từ các loại chất thải công nghiệp, sản phẩm tốt nhưng không tiêu thụ được. “Tôi cho rằng, cần có chính sách hỗ trợ cụ thể như giảm thuế, trợ giá sản phẩm, tiên phong sử dụng thay vì khuyến khích chung chung. Thêm vào đó, Nhà nước cần quy định tỷ lệ VLXKN bắt buộc đối với các công trình xã hội vừa phổ biến sản phẩm mới, vừa hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất. Bằng không, VLXKN lại trở về vạch xuất phát” - ông Hùng chia sẻ.

* Cần cụ thể về chính sách, chế tài

Theo Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN-MT), sản xuất VLXDKN từ chất thải công nghiệp (bột sắt thép, bùn thải, tro), chất thải khai khoáng (bột đá, bột cát) giảm khai thác đất, giảm khí thải ra môi trường, nhưng công nghệ sản xuất gạch không nung hiện nay đa phần không đạt yêu cầu kỹ thuật chất lượng độ kết dính, mạch liên kết không cao, bị thấm nước. Do đó, sản phẩm chưa được nhiều người ưa chuộng.

Ông Vòng Khiềng, thành viên Hội Bảo vệ thiên nhiên - môi trường tỉnh Đồng Nai cho rằng, nhu cầu của thị trường là yếu tố thúc đẩy vật liệu xây dựng “xanh” phát triển. VLXKN chỉ phù hợp xây dựng các công trình phụ như: tường rào, nhà vệ sinh công cộng, sân chơi, vỉa hè, nhưng chưa đảm bảo chất lượng để xây dựng công trình lớn như nhà cao tầng, nhà dân do độ chịu lực, độ nhẹ, độ kết dính không bằng gạch nung. Gạch không nung nếu làm bằng bột đá và xi măng chi phí sẽ cao hơn so với gạch làm bằng đất sét, còn làm từ chất thải công nghiệp, tro xỉ giá có thể rẻ hơn nhưng độ bền, độ an toàn vật liệu thấp do có chứa thành phần kim loại, hóa chất.

“Để VLXKN phát triển được, tôi cho rằng khoa học công nghệ phải vào cuộc, phải xử lý được các hạn chế về độ bền, độ chịu lực, độ an toàn. Sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người dùng sẽ tự nó sẽ phát triển” - ông Vòng Khiềng chia sẻ.

Ngoài các lý do về chất lượng, thói quen, có ý kiến cho rằng gạch không nung khó phát triển một phần vì các địa phương chưa quyết liệt đóng cửa lò gạch truyền thống. Chẳng hạn, TP.Biên Hòa phải mất 5 năm để chấm dứt hoàn toàn hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, thủ công cải tiến sử dụng nguyên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường. H.Long Thành có chủ trương di dời các lò gạch ra khỏi khu dân cư từ năm 2017 nhưng đến nay vẫn chưa làm được.

Ông Nguyễn Thành Lợi cho rằng, Nhà nước có nhiều quy định mở đường cho ngành VLXKN phát triển nhưng rất ít doanh nghiệp tiếp cận được chính sách, phải “tự bơi” hoàn toàn. Đồng Nai có nhiều lợi thế phát triển VLXKN, đó là vật liệu từ các mỏ khai thác đá, thị trường tiêu thụ khu vực rộng lớn, cần có chính sách hỗ trợ cụ thể để doanh nghiệp phát triển ngành công nghiệp này.

Công trình xây dựng phải dùng 70-80% vật liệu không nung

Quyết định số 2171/QĐ-TTg ngày 23-12-2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển VLXKN tại Việt Nam đến năm 2030 yêu cầu: Từ nay đến năm 2025, các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, tỷ lệ sử dụng vật liệu không nung so với tổng lượng vật liệu xây dựng áp dụng tại các tỉnh Đông Nam bộ tối thiểu bằng 80% đối với đô thị từ loại III trở lên, tại các khu vực còn lại tối thiểu 70%; công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên phải sử dụng tối thiểu 80% VLXKN. Đến năm 2030, các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công sử dụng 100% vật liệu không nung, công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên phải sử dụng tối thiểu 90% vật liệu xây không nung so với tổng lượng vật liệu xây.

baodongnai.com.vn

Tags :

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Hotline: 0907207555

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng

product-image

Số lượng:

Tổng tiền:

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng

Phí vận chuyển: Tính khi thanh toán

Tổng tiền thanh toán: